Sử dụng bể nước ngầm, người dân đối mặt với nhiều rủi ro. Trong nước ngầm hàm lượng amoni cao, khi có ôxi và vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành ni-tơ-rít là một trong những tác nhân gây bệnh trong đó có ung thư. Nếu trong nguồn nước có Asen ngấm vào cơ thể qua đường nước lâu ngày, liên tục sẽ dẫn đến nhiễm độc, rối loạn sắc tố (có những chấm nhạt hoặc đậm hơn màu da), dày sừng ở những vùng da ít tiếp xúc như giữa lòng bàn tay, lòng bàn chân; amoni tuy không gây tác hại ngay nhưng dần dần cũng là hiểm họa ung thư…
Một nguồn gây bẩn khác trong các bể nước ngầm trong nhà dân còn được tạo bởi hiện tượng thấm nước ngầm dưới lòng đất. Vì điều kiện diện tích hạn chế, nhiều nhà dân hiện nay xây bể phốt và bể nước có bề mặt ngang nhau, gần nhau nên khi có biến động về địa chất, lún nứt hay các nhà xung quanh xây dựng gây ảnh hưởng, bể nước sinh hoạt sẽ bị thấm , thấm cả nước bẩn vào khiến nước sinh hoạt có mùi, bị nhiễm độc, nhiễm bẩn.Cộng với việc không thau rửa bể nước ngầm thường xuyên.
Để khắc phục tình trạng nhiễm bẩn theo PGS.TS.Trần Hồng Côn thì tốt nhất nên dùng thêm hệ thống bể nước ở trên trần nhà có hệ thống lọc xử lý qua than hoạt tính loại bỏ chất cặn và thường xuyên thau rửa bể nước ngầm 6 tháng/lần. Ông cũng khuyến cáo, tuyệt đối không được dùng nước sát trùng, không dùng thuốc xịt muỗi, gián xịt vào trong bể nước vì đó cũng là những nguồn gây ô nhiễm nguồn nước do bể kín. Trường hợp bể quá bẩn cần phải làm sạch bể nước bằng các biện pháp chuyên nghiệp hơn.
Để khắc phục những sự cố kỹ thuật nứt lún bể ngầm, kỹ sư Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam chỉ dẫn, nếu có điều kiện nên đập đi xây lại bể nước ngầm với các chất phụ gia chống thấm, nếu không thể thì cố gắng đặt bể inox xuống dưới lòng chiếc bể cũ để chứa nước. Người dân nên sử dụng bể inox có thiết kế kín để đựng nước sẻ giảm tải được các nguy cơ ngấm và nhiễm bẩn, thau rửa bể nước theo định kỳ kèm và làm chống thấm cho bể nước để bể nước luôn luôn sạch sẽ.