Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chống thấm,chống thấm Bách Khoa đã đúc rút được trong quá trình thi công chống thấm ở nhiều công trình lớn nhỏ tại Hà Nội,trong việc sử dụng hóa chất phù hợp nhất cho việc thi công chống thấm đạt hiệu quả nhất.

Các bạn cùng tìm hiểu về quy trình chống thấm bằng màng chống thấm Companit ngay sau đây :

I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:
– Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
– Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa xi măng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
II. Quy trình thi công chống thấm:
1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và vật liệu cần thiết cho thi công
a. Dụng cụ
– Bàn chải sắt, chổi, bình ga, đèn khò propan …
– Dụng cụ hoặc thiết bị khác cho công tác chống thấm ở những nơi cần thiết.
b. Vật liệu
– Màng chống thấm Companit
– Sikaproof Membrane
2. Quy trình thi công chống thấm
Bước 1: Xử lí mặt sàn.
– Vệ sinh mặt sàn sạch sẽ.
– Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu và vữa đổ bù không co ngót.
– Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.
Bước 2: Quét lớp tạo dính.
– Dùng lu sơn hoặc chổi cọ để quét để thi công quét lớp tạo dính lên mặt sàn và các vị trí cần gia cố như: Ống xuyên sàn, tường, điểm gấp mép nối, các góc tường bằng sikaproof  memberane (20 – 50% nước so với sikaproof  Memberane). Tiến hành quét kết nối với mật độ tiêu thụ 0,3 kg/m2
– Sau khi lớp tạo dính khô (2 – 3 tiếng) và tiến hành khò dán màng chống thấm.
Bước 3: Khò dán Màng chống thấm Companit
– Trải màng và đặt thẳng hàng.
– Vạt bên mỗi cuộn phải được trải liền nhau 10 cm và vạt cuối mỗi cuộn phải được trải liền nhau 15 cm.
– Cuộn một nửa màng lại mà không làm thay đổi hướng.
– Từ từ trải màng, cùng lúc đó khò toàn bộ mặt dưới (Cho hệ thống gắn hoàn toàn) bằng đèn khò propan, cho đến khi màng nhựa bùng cháy và dần chảy ra, tạo ra lớp kết dính giữa màng và chất nền.
– Sau đó khò vạt bên và vạt cuối để tạo đường nối, dùng tay ấn lớp màng trên xuống. Cần dùng khò cẩn thận, không nên khò lâu tại 1 điểm.
– Với phần nghiêng, ta nên thi công từ rìa thấp theo chiều dọc của cuộn sao cho trực giao với mặt nghiêng, vạt bên tấm trải sau phải đặt phía trên tấm trải trước….
Bước 4:
– Thi công lớp vữa cán sàn bằng xi măng – cát lên trên màng dán lạnh vừa thi công xong.
Bước 5: Những điểm cần chú ý:
– Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
III. Lưu ý chung
– Với biện pháp thi công này chúng tôi sẽ bảo hành công trình 24 tháng kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu công trình
– Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.
– Các trường hợp không được bảo hành:
+ Công trình bị nứt do kết cấu không tốt
+ Các tác động ngoại lực bên ngoài ảnh hưởng đến lớp màng chống thấm như: Sửa chữa, đục khoét….
+ Các trường hợp thiên tai bất khả kháng như: Thiên tai, bão lũ, động đất…..

Mọi chi tiết xin liên hệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TU XÂY DỰNG VÀ CHỐNG THẤM BÁCH KHOA

SĐT : 0437 140 316 – 0988 961 942 – 0913 056 627