Tin tức
07 Th6 2016

Những điều cần lưu ý khi sử dụng bể nước ngầm chứa nước

Hầu hết mọi gia đình hiện nay đều sử dụng bể nước ngầm để tích nước,có rất nhiều bất cập tồn tại xung quanh bể nước ngầm,và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.

Mấy tuần gần đây mọi người trong gia đình anh Nguyễn Việt Anh (Hoàng Cầu, Đống Đa) bỗng dưng phát bệnh ngoài da, mọi người đều có hiện tượng mẩn ngứa khắp người dù giữ vệ sinh rất kỹ. Sau khi đi khám tại bệnh viện Da liễu Trung ương, gia đình anh được bác sĩ đề nghị xem lại nguồn nước. Sau một hồi điều tra thì mọi nghi vấn được tập trung vào bể nước ngầm của gia đình (đã lâu nước vẫn chảy vào bể ngầm và sau đó được anh bơm lên tầng 3 để dùng nhưng không kiểm tra) cả nhà anh tá hỏa vì trong đó có một ổ gián rất lớn. Gián là loài dễ bắt gặp nhất trong các bể nước ngầm gia đình. Trường hợp sử dụng bể ngầm gặp gián như gia đình anh Nguyễn Việt Anh không phải là hiếm, thậm chí là có cả xương chuột được phát hiện trong bể nước ngầm ở nhiều hộ gia đình. Chính vì vậy nhà anh đã phải thuê người làm sạch bể nước ngầm để ccó thể điều trị được bệnh ngoài da của mình.

Hiện nay người dân sử dụng hai nguồn nước chính để sử dụng là nguồn máy và nước giếng khoan rồi lọc qua hệ thống lọc gia đình. Đối với khu vực sử dụng nước máy thì phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước, mất nước; còn đối với các hộ sử dụng nước giếng khoan thì sợ mực nước ngầm tụt và mất điện nên các hộ gia đình đều xây bể ngầm để tích trữ nước.

Về lý thuyết các bể ngầm tích nước sạch nếu được xây dựng tốt, nước sạch thì không ảnh hưởng tới nguồn nước. Nhưng đáng lưu ý là trên bề mặt của bể ngầm luôn luôn có một lớp không khí thông lên trên, ở các vách bể là nơi cư trú của gián, bọ và thậm chí là chuột. Đặc biệt khi các sinh vật này chết đi xác sẽ phân hủy ngay trong bể nước, và chúng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong bể. Đó là những rủi ro không phải do nước gây ra, mà do điều kiện cụ thể của các bể nước ngầm.

Chính vì vậy việc làm sạch bể nước ăn rất quan trọng, cần thau rửa bể nước thường xuyên theo định kỳ 6 tháng/lần.Vệ sinh bể nước sạch sẽ chính là bạn đang bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

06 Th6 2016

Sử dụng bể nước ngầm tích nước có thể gây ung thư

Sử dụng bể nước ngầm, người dân đối mặt với nhiều rủi ro. Trong nước ngầm hàm lượng amoni cao, khi có ôxi và vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành ni-tơ-rít là một trong những tác nhân gây bệnh trong đó có ung thư. Nếu trong nguồn nước có Asen ngấm vào cơ thể qua đường nước lâu ngày, liên tục sẽ dẫn đến nhiễm độc, rối loạn sắc tố (có những chấm nhạt hoặc đậm hơn màu da), dày sừng ở những vùng da ít tiếp xúc như giữa lòng bàn tay, lòng bàn chân; amoni tuy không gây tác hại ngay nhưng dần dần cũng là hiểm họa ung thư…

Một nguồn gây bẩn khác trong các bể nước ngầm trong nhà dân còn được tạo bởi hiện tượng thấm nước ngầm dưới lòng đất. Vì điều kiện diện tích hạn chế, nhiều nhà dân hiện nay xây bể phốt và bể nước có bề mặt ngang nhau, gần nhau nên khi có biến động về địa chất, lún nứt hay các nhà xung quanh xây dựng gây ảnh hưởng, bể nước sinh hoạt sẽ bị thấm , thấm cả nước bẩn vào khiến nước sinh hoạt có mùi, bị nhiễm độc, nhiễm bẩn.Cộng với việc không thau rửa bể nước ngầm thường xuyên.

Để khắc phục tình trạng nhiễm bẩn theo PGS.TS.Trần Hồng Côn thì tốt nhất nên dùng thêm hệ thống bể nước ở trên trần nhà có hệ thống lọc xử lý qua than hoạt tính loại bỏ chất cặn và thường xuyên thau rửa bể nước ngầm 6 tháng/lần. Ông cũng khuyến cáo, tuyệt đối không được dùng nước sát trùng, không dùng thuốc xịt muỗi, gián xịt vào trong bể nước vì đó cũng là những nguồn gây ô nhiễm nguồn nước do bể kín. Trường hợp bể quá bẩn cần phải làm sạch bể nước bằng các biện pháp chuyên nghiệp hơn. 

Để khắc phục những sự cố kỹ thuật nứt lún bể ngầm, kỹ sư Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam chỉ dẫn, nếu có điều kiện nên đập đi xây lại bể nước ngầm với các chất phụ gia chống thấm, nếu không thể thì cố gắng đặt bể inox xuống dưới lòng chiếc bể cũ để chứa nước. Người dân nên sử dụng bể inox có thiết kế kín để đựng nước sẻ giảm tải được các nguy cơ ngấm và nhiễm bẩn, thau rửa bể nước theo định kỳ kèm và làm chống thấm cho bể nước để bể nước luôn luôn sạch sẽ.

02 Th6 2016

Cách xây dựng bể nước ,bể phốt như thế nào hợp lý

 

Bể nước, bể phốt ở các chung cư, khu liên cơ hoặc doanh nghiệp, đơn vị cũng giống như ao đầm ở các làng xã. Cấp nước vào bể nước, tống thủy cho bể phốt phải tuân thủ nguyên tắc đã nêu ở trên.

Đồng thời, bể nước, bể phốt là nơi thủy tụ hội, giống như ao đầm, giống như giếng làng, chủ về tài lộc, sức khỏe, phải luôn đầy đủ nhưng không được tù đọng. Muốn vậy, nó phải được đặt đúng vị trí, hay nói cách khác là không được phạm những cấm kỵ dưới đây:

Không đặt bể nước, bể phốt ở sơn chủ. Sơn chủ tức là “lưng” của ngôi nhà (tòa nhà, khu nhà), đối xứng với sơn chủ là hướng nhà. Ví dụ, nói nhà hướng Bắc – Nam tức “lưng” nhà ở hướng Bắc, mặt tiền hướng về Nam.

Không đặt bể nước, bể phốt ở cung đào hoa để tránh phạm sát “đào hoa phiếm thủy”, gây sóng gió gia đình hoặc tệ nạn xã hội và phải thường xuyên thau rửa bể nước cho sạch sẽ

Đối với mọi sơn hướng, không đặt bể nước, bể phốt tại cung Đoài (chính Tây) để tránh phạm sát đào hoa phiếm thủy, trong nhà sinh người nghiện ngập, rượu chè cờ bạc, trai gái giang hồ… Đối với từng căn hộ, gia đình riêng, cần xác định cung đào hoa để tránh nhầm lẫn khi đặt bể nước, bể phốt (đây là vấn đề chi tiết, khi có điều kiện chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc).

Không đặt bể nước, bể phốt vào cung Ngọ để tránh thủy hỏa tương khắc; không đặt bể nước, bể phốt vào cung Khôn và cung Cấn để tránh thủy thổ tương khắc.

Bể nước, bể phốt đặt vào cung Ngọ (hướng Nam) phạm “thủy khắc hỏa”, thường gây bệnh về tai, mắt, tiền đình.

Bể nước, bể phốt đặt vào cung Khôn (hướng Tây Nam) hoặc cung Cấn (hướng Đông Bắc) phạm “thổ khắc thủy”, thường gây bệnh về tì vị, thận, đường tiêu hóa… Người phải chịu tổn hại thường là mẹ già, phụ nữ lớn tuổi hoặc con trai thứ trong gia đình.

Bể nước, bể phốt không đặt vào các cung hoàng tuyền hoặc bát sát; không đặt bể nước, bể phốt trên 12 địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. (Hoàng tuyền và bát sát là vấn đề khó, cần có hướng dẫn chính xác, tỉ mỉ, chúng tôi sẽ giới thiệu cùng bạn đọc trong các bài sau).

Nên đặt bể nước, bể phốt trên các thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Phong thủy cho rằng “vạn thủy vô tòng thiên thượng khứ” (mọi dòng nước đều đi theo thiên can). Riêng hai thiên can Mậu và Kỷ ngũ hành thuộc thổ, vì vậy không đặt bể nước, bể phốt để tránh phạm “thổ khắc thủy”.

Và để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình cần phải thường xuyên thau rửa bể nước ngầm khoảng 2 lần 1 năm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được những bể nước sạch sẽ.

01 Th6 2016

Bể nước ăn nhiễm hóa chất Mangan – nguyên nhân gây ung thư

Theo một số chuyên gia trong nghành đã khảo sát bể nước ăn tại các hộ gia đình ở Hà Nội cho thấy,hàm lượng Mangan khá cao. Ngoài ra, nhiều nguồn nước còn bị nhiễm Amoni, Amoni sẽ chuyển hóa thành nitrit. Chất này kết hợp với các thành phần có trong thức ăn gây nên bệnh ung thư.Nguồn nước không chỉ có lắng cặn bẩn!

Một cuộc khảo sát tại Trương Định,Hà Nội tại nhà ông Nguyễn Văn Quảng cho thấy, gia đình ông không hề chú ý đến việc thau rửa bể nước ăn bằng bình inox. Bể đã được lắp đặt 2 năm nhưng chưa lần nào được sục rửa và thau rửa bể. Theo ông Quảng phản ánh, có khi bể gần cạn, nước xả ra có lẫn cặn bẩn. Khi đó, nước chảy ra chậu biến thành màu đen với những cặn bẩn dạng hạt lấm tấm màu đen nâu, thậm chí có khi lẫn cả loăng quăng. Điều này cũng xảy ra đối với vòi nước lâu ngày không sử dụng. Trước đây, gia đình ông Quảng thường sử dụng nguồn nước này để nấu nước uống. Sau khi lọc, lớp cặn đen dạng hạt bám dày trên màng lọc

Theo lời khuyên của nhiều người, ông Quảng đã làm vệ sinh bể chứa. Sau khi xả hết nước, mở bể nước chùi rửa, ông Quảng mới phát hiện ra bể nước bẩn… quá sức tưởng tượng. Theo quan sát, xung quanh thành bể có màu nâu đen. Sờ tay vào, một lớp cặn bám dày đặc lẫn màng nhớt. Dưới đáy bể, cùng với số nước lấp xấp khoảng 10cm thì cũng là lớp cặn đen nâu bám dính đặc quyện trên thành. Soi kỹ, trong đó còn cả loăng quăng bơi lúc nhúc. Chính vì vây ông đã nhờ chống thấm bách khoa thau rửa bể nước cho nhà ông sạch sẽ và khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Cũng theo khảo sát của 10 gia đình sử dụng bể chứa nước dạng inox ở Trương Định cho thấy: Các gia đình này chưa bao giờ vệ sinh bể nước. Nguyên nhân được đưa ra như vị trí bể nước đặt trên cao không thể chui vào sục bể hoặc không nghĩ nước bẩn như mức nêu trên.

Không chỉ các bể nước ăn đặt trên cao ,các bể nước ngầm rất dễ bị nhiễm Mangan.Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, chuyên gia về nước thuộc Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho hay, bản thân ông đã có những khảo sát về bể nước ngầm trong dân. Kết quả phát hiện trong bể không chỉ có lắng cặn bẩn như trên mà còn có hàm lượng khí amoni cao, gây bất lợi cho sức khỏe người dùng nước.

PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, chất bẩn mà người dân thấy lắng cặn trong bể chứa  nước chính là kim loại sắt và mangan. Các chất này vốn dĩ có trong nước sinh hoạt được các nhà máy nước cấp, nhưng do khâu lọc còn tồn dư nên bằng mắt thường người dân khó phát hiện ra. Khi dùng bể chứa, vô hình trung đã giúp lớp cặn lắng và tích lũy dần ở đáy bể.

Giải thích về việc nước thỉnh thoảng bị bẩn khi vòi lâu ngày chưa được sử dụng, PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, do chính lớp cặn bẩn này đóng trong vòi đã tạo ra một lớp màng. Cùng với đó, vật liệu bằng sắt của vòi nước cũng bị gỉ do tác động của oxy hóa. Khi nước được xả, áp suất nén của chính dòng nước đã khiến các chất bẩn trên bị cuốn theo ra ngoài. Riêng lớp nhớt có thể do nước bị nhiễm vi sinh vật lẫn chất nhớt do sắt và mangan tạo ra.

PGS.TS Trần Hồng Côn cảnh báo, đối với các bể ngầm, ngoài kết tủa cặn sắt và mangan thì hàm lượng amoni trong nước cao hơn. Do bể ngầm có thể có các sinh vật như gián, nhện rơi và chết trong nước tạo nên đạm. Lượng đạm này sẽ phân hủy trong môi trường yếm khí của bể nước dẫn đến amoni tăng cao. Amoni sẽ chuyển hóa thành nitrit. Chất này kết hợp với các thành phần có trong thức ăn gây nên bệnh ung thư.

Các chuyên gia  khuyên, để an toàn cho các bể chứa nước, người dân nên vệ sinh bể chứa nước,vệ sinh bể nước ngầm thau rửa bể nước khoảng theo định kỳ 6 tháng/lần. Đối với bể nước ngầm cần đóng kín, tránh côn trùng bò vào được. Ống nước lâu ngày không sử dụng, nên xả sạch lớp bẩn rồi hãy lấy nước đó sử dụng.

30 Th5 2016

Tại sao phải thau rửa bể nước

Bể nước ăn hàng ngày, đặc biệt là các bể nước ngầm, rất dễ bị nhiễm bẩn, nếu như thau rửa bể nước không được thường xuyên diễn ra .

Bể nước ăn lâu ngày thường có rêu mọc quanh và mảng bám lau ngày ,gây ô nhiễm nguồn nước, hoặc xác côn trùng như dán, giết, chuột…nếu không phát hiện và xử lý sớm, sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bể nước ăn cũng rất dễ bị nhiễm các hóa chất nhất là các bê nước ngầm, khi bề mặt nước rác thải sinh hoạt, thẩm thấu qua đất và thấm xuống bể nước ngầm, gây ô nhiễm ngiêm trọng nguồn nước ăn, và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Khuyến cáo nên thường xuyên thau rửa bể nước ngầm theo định kỳ hàng 2 lần/tháng, để giữ bể nước ăn luôn trong tình trạng sạch sẽ và không nhiễm bẩn. Đó cũng chính là việc làm cần thiết bảo vệ sức khỏe và môi trường tốt cho mỗi chúng ta.

23 Th5 2016

Cách thau rửa bể nước ngầm hiệu quả

Thau rửa bể nước như thế nào là hiệu quả? Các bạn đã biết cách làm sạch bể nước ngầm nhà mình chưa, những gì cần phải lưu ý khi thau rửa bể nước ngầm. Hãy tìm hiểu bài viết của công ty chống thấm Bách Khoa để biết cách thau rửa bể nước ngầm sạch và hiệu quả.

rua-be-nuoc-sach

Các bước thau rửa bể nước ngầm như sau :

Bước 1 : Các bạn chuẩn bị dụng cụ vệ sinh, bảo hộ cần thiết để thau rửa bể nước,bao gồm : khẩu trang ,gang tay, các chất tẩy rửa, xô nước, bàn chải cọ, bột chống thấm, xi măng, cát, 1 chiếc bay để chat xi, con lăn. Bể nước ngầm là nơi rất dễ nhiễm bẩn và ô nhiễm

Bước 2 : Bạn cần xả nước ra khỏi bể để tiện cho việc thau rửa bể nước, bằng cách dùng vòi để xả hoặc bằng xô chậu,máy hút nước để loại bỏ nước đang lưu trữ trong bể.Tới khi lượng nước còn đủ cho việc cọ rửa bể, bạn sử dụng nilon hoặc rẻ để bịt lại các đường ống ,tránh trường hợp các chất cặn bẩn sau khi cọ rửa bể sẽ chạy theo đường ống dẫn nước làm tắc đường ống.

Bước 3 :Sử dụng bàn chải cọ đánh sạch quanh bể, để loại các mảng bám, rong rêu, căn đất, đất mùn lặng đọng trong nhiều năm, làm sạch toàn bể,.. Sau đó dùng xô,chậu để đưa các cặn bẩn ra khỏi bể. Sau đó bạn hãy sử dụng chất tẩy rửa mà bạn đã chuẩn bị từ trước, để đánh sạch hoàn toàn các mảng bám trên thành bể và xung quanh bể nước ngầm. Rửa và xối lại với nước sạch nhiều lần để đảm bảo rằng, bể nước đã sạch và không lưu lại chất bẩn, chất tẩy rửa trong bể nữa.

Vì đây là bể nước ngầm nên sẽ chờ để cho bể ráo nước, đợi khô hoàn toàn bể.Còn nếu bể nhà bạn là bể inox thì sau công đoạn này, bạn có thể xả nước trực tiếp vào dùng, và việc thau rửa bể nước hoàn thành.

Bước 4 :Sau khi bể nước khô ráo, bạn cần sử dụng hỗn hợp xi măng và cát để gia cố lại những điểm đã bị nứt,tróc màng trát…Sau khi gia cố xong những chỗ tróc, nứt … bạn đừng quên làm luôn chống thấm cho thành bể nhé, để đảm bảo nước trong bể sẽ không bị thất thoát ra bên ngoài.

Và đây là công đoạn cuối cùng của việc thau rửa bể nước, khi mọi bước đã xong xuôi, bạn có thể bơm nước vào bể và sử dụng bình thường.

Để cần biết thêm thông tin và tư vấn thêm các dịch vụ,vui lòng liên hệ với kỹ thuật viên của chống thấm Bách Khoa theo số : 0913.056.627

Chúc các bạn áp dụng thành công và bể nước ngầm luôn luôn sạch sẽ.

vách ngăn vệ sinh